Nên lập Hộ kinh doanh hay Doanh nghiệp?

Kể từ 01/01/2026 hộ kinh doanh cũng áp dụng phương pháp tính thuế kê khai như cách doanh nghiệp vẫn đang áp dụng hiện nay, vậy nên lập Hộ kinh doanh hay Doanh nghiệp có lẽ là thắc mắc mà  nhiều starup đang gặp phải.

Cùng CMA đi tìm câu trả lời cho thắc mắc trên!

1.Khái niệm về doanh nghiệp và hộ kinh doanh?

  • Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

2. Ưu nhược điểm của từng loại hình như thế nào?

 Tiêu chí Hộ kinh doanh Doanh nghiệp

 

Pháp lý Không có tư cách pháp nhân Có tư cách pháp nhân

 

Trách nhiệm Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình. Doanh nghiệp TNHH MTV, Doanh nghiệp TNHH hai thành viên và Doanh nghiệp cổ phần: chịu trách nhiệm trong số vốn đã góp vào doanh nghiệp

Thành viên hợp danh doanh nghiệp hợp danh: chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.

 

Số lượng thành lập Chỉ được thành lập duy nhất 01 HKD (được mở địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh/thành phố) Được thành lập, góp vốn vào nhiều Công ty

Được thành lập chi nhánh, VPĐD, địa điểm kinh doanh trong và ngoài tỉnh/thành phố

Điều kiện hoạt động Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp

Thương hiệu và khả năng nhượng quyền Yếu Mạnh
Quy mô hoạt động Địa điểm kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

 

Được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động

Hoạt động trong và ngoài nước.

Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

Các loại thuế cần nộp NSNN Thuế GTGT,

Thuế TNCN,

Các khoản khác tùy thuộc mặt hàng kinh doanh

Thuế GTGT

Thuế TNDN

Thuế TNCN

Các khoản khác tùy thuộc mặt hàng kinh doanh

Chế độ kế toán Nhìn chung đơn giản, theo Thông tư 88/2021/TT-BTC gồm:

phiếu thu, phiếu chi, nhập kho, xuất kho, bảng thanh toán tiền lương, hóa đơn, báo nợ, báo có và 1 số chứng từ khác.

Phức tạp hơn so với hộ kinh doanh.

Đa số doanh nghiệp áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Luật Kế toán 2015.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Đối với hkd khai theo tháng: chậm nhất là ngày 20 của tháng kế tiếp

Đối với hkd khai theo quý: chậm nhất 30 ngày sau khi kết thúc quý

Như HKD
Phạt chậm nộp tờ khai Theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:

Trễ 1-30 ngày: 2->5 triệu

Trễ 31-60 ngày: 5-> 8 triệu

Trễ 61-90 ngày: 8-> 15 triệu

Trễ trên 90 ngày: 15-25 triệu

Như HKD

 

Trên đây là bài viết của CMA về việc“Nên lập Hộ kinh doanh hay Doanh nghiệp?” , hy vọng quý vị nhận được giá trị từ bài viết này.

Để biết thêm chi tiết về các dịch vụ của CMA, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH CMA

📞 Hotline: 0901.219.789 – 0916.428.102
📧 Email: Info@cma.net.vn