Khóa mã số thuế. Nguyên nhân và cách khắc phục.

Khóa mã số thuế, tại sao bị khóa, ảnh hưởng gì đến hoạt động của doanh nghiệp và cách giải quyết như thế nào? 

Mã số thuế là linh hồn, là định danh của doanh nghiệp trong các hoạt động kinh tế. Nhưng nếu không may doanh nghiệp của bạn bị khóa hoặc treo mã số thuế thì sẽ như thế nào? Làm sao để giải quyết tình trạng này, 𝑫𝒊̣𝒄𝒉 𝒗𝒖̣ 𝒌𝒆̂́ 𝒕𝒐𝒂́𝒏 – 𝒕𝒉𝒖𝒆̂́ 𝑪𝑴𝑨 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Khóa mã số thuế là gì:

Khóa mã số thuế là trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên Chi cục thuế bị đóng hoặc tạm ngừng, khiến doanh nghiệp không thể thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế, không thể xuất hóa đơn, tham gia đấu thầu hay thực hiện việc thay đổi hoạt động Đăng ký doanh nghiệp.

2. Những lý do nào khiến doanh nghiệp bị khóa mã số thuế

Doanh nghiệp sẽ bị Khóa mã số thuế trong các trường hợp sau:

    • Doanh nghiệp không nộp tờ khai thuế đúng thời hạn quy định
    • Doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế ( nợ thuế thời gian dài…..)
    • Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng với cơ quan thuế.
    • Hồ sơ đăng ký thuế của doanh nghiệp chứa thông tin không chính xác hoặc thiếu các thông tin quan trọng.
    • Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
    • Doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế.
    • Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3.Hậu quả của việc bị khóa mã số thuế?

  • Không được xuất hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá trị gia tăng;
  • Không được chấp nhận các loại tờ khai đã nộp qua hệ thống thuế điện tử:Tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế TNCN (nếu có); Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn; Các loại báo cáo quyết toán năm như: quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN, bộ báo cáo tài chính năm,…

4. Cách khắc phục khi bị khóa mã số thuế.

  1. Đầu tiên là cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc mã số thuế bị khóa mã số thuế, thời điểm khóa, và các hệ lụy cần xử lý theo thứ tự

Trường hợp cơ quan thuế đã ban hành thông báo người nộp thuế không hoạt động ở tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi đó người nộp thuế có quyền ra văn bản đề nghị cơ quan thuế khôi phục lại mã số thuế đã bị đóng và cam kết thanh toán các nghĩa vụ về thuế với cơ quan nhà nước, và nghiêm túc chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

2. Nộp hồ sơ đề nghị mở mã số thuế.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Quản lý thuế 2019, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế.

Doanh nghiệp làm văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế theo mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC và nộp văn bản này tới cơ quan quản lý thuế trực tiếp để được giải quyết.

3. Khắc phục vi phạm, nộp các khoản phạt nếu có

 

4. Khôi phục lại mã số thuế.

Sau khi doanh nghiệp chấp hành đầy đủ các hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn, nộp đủ số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), cơ quan thuế lập Thông báo khôi phục mã số thuế cho doanh, gửi doanh nghiệp, đồng thời thực hiện cập nhật trạng thái mã số thuế của người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

 

Trên đây là bài viết của CMA về việc ” Khóa mã số thuế – Nguyên nhân và cách khắc phục” , hy vọng quý vị nhận được giá trị từ bài viết này.

Để biết thêm chi tiết về các dịch vụ của CMA, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH CMA

📞 Hotline: 0901.219.789 – 0916.428.102
📧 Email: Info@cma.net.vn